Các Loại gỗ công nghiệp mà bạn nên biết?

Tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sử dụng từ những mẫu vụn của các loại gỗ tự nhiên, tận dụng những phế phẩm gỗ trong sản suất và sử dụng chất kết dính Formaldehyde ( là chủ yếu) hoặc các chất kết dính khác để ép các mảnh gỗ vụn với nhau. Trên thị trường hiện nay chúng ta  dễ dàng thấy những sản phầm gỗ tự nhiên khác nhau.

+ Particle Board (PB) : Là ván dăm được sản xuất bằng quá trình nghiền nát các loại vụn gỗ, bột gỗ thành dăm. Thành phẩm được trộn keo và ép dưới nhiệt độ cao để cho ra các loại tấm ván có tiêu chuẩn về độ dày khác nhau.

 

 

 

 

Có 2 loại cốt ván dăm:

1: Ván dăm tiêu chuẩn: gỗ ván được sản xuất theo tiêu chuẩn thông thường, không có khả năng chống ẩm.

2: Ván dăm chống ẩm: hay còn gọi ván lõi xanh là gỗ ván dăm tiêu chuẩn được trộn thêm chất phụ gia để tăng cường độ liên kết giữa các thớ gỗ, chịu lực và khả năng chống ẩm tốt.

PB (ván dăm) phủ lớp Melamine: MFC

MFC được viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Ván MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em...

Hiện nay trên thị trường 80% đồ gỗ nội thất được sử dụng ván MFC vì giá cả phù hợp, màu sắc phong phú, ứng dụng đa dạng và hiện đại. Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 - 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

 

+Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, được làm từ các loại gỗ vụn, nhánh cây.. cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó được đưa vào máy nghiền nát ra. Lúc này, gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulose. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa…Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
Tương tự như ván MFC, Melamine MDF cũng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em... Với bề mặt ván nền MDF phẳng mịn, Melamine MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn...

 

 

 

 

+Gỗ HDF : Là chữ viết tắt của High Density Fiberboard, công đoạn và vật liệu  giống MDF, khác  nhau là HDF có tỉ lệ gỗ vụn, nhánh cây,…Nhiều hơn so vơi MDF.

Tương tự như ván MFC, Melamine MDF cũng được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn cho các thiết kế nội thất nhờ nhiều ưu điểm vượt trội. Với bề mặt ván nền HDF phẳng mịn, Melamine HDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn... Nhờ tỷ trọng cao của HDF, Melamine HDF cứng hơn và ít cong vênh hơn các loại ván gỗ công nghiệp khác.

 

 

 

+Gỗ CDF : Là chữ viết tắt của Compact Density Fiberboard, hoặc là gỗ Black HDF - giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như tủ bếp, vách ngăn, lavabo, vách vệ sinh, top bàn cafe, vách trang trí, các thiết bị cắt định hình phức tạp,... .Với tấm CDF có giá thành phải chăng, bề mặt đa dạng về màu sắc, dễ dàng thi công bằng các loại máy phổ biến cho ván công nghiệp hiện nay. Đặc biệt lõi ván nhuộm màu đen là điểm cộng tuyệt đối cho các chi tiết cắt trang trí trông thẩm mỹ hơn hết. Tính năng nổi bật là khả năng chịu ẩm, chịu nước được đánh giá rất cao và là lợi thế tuyệt đối trong môi trường nội thất gia đình. CDF chỉ cần lau dầu ở các cạnh ván thì đã có thể sử dụng như một chi tiết hoàn thiện.

 

 

 

+Plywood:  hay còn gọi là gỗ ván ép.  Là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật, gỗ Plywood này làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên mỏng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng nhiều loại chất kết dính khác nhau (tuỳ từng công ty sản xuất) dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.

 

 

 

 

+WPB :  Là chữ viết tắt của Water Proof Board  với kết cấu gốc nhựa PVC, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước, được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Gỗ WPB không những có thể sử dụng bề mặt mịn đẹp có sẵn để thi công, mà còn có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác tạo màu và vân đa dạng, như Acrylic, Laminate, sơn hay phủ film PVC…Đặc biệt An Cường có nhận gia công cắt dán không đường line đối với tấm WPB phủ Acrylic, gia công phủ laminate và PVC trên bề mặt WPB.